Chúng ta vẫn thường
nghe kể những câu chuyện người Việt thế này, người Nhật thế kia, người Mỹ thế nọ.
Vậy thật ra các dân tộc có tính cách khác nhau hay không? Nếu có thì nó nằm ở
đâu? Mình sẽ dẫn dắt vấn đề này từ một câu chuyện lịch sử thời xa xưa ở Trung
Hoa, đưa ra lập luận khoa học, và cuối cùng là quay lại câu chuyện Việt Nam thời
nay (có ghé ngang Singapore thời cận đại một tí).
Nhà Tuỳ thống nhất
Trung Hoa từ Nam-Bắc triều, đưa nước Trung Hoa phát triển cực thịnh về kinh tế,
xã hội, và quân sự. Sự thành công quá lớn và quá nhanh khiến cho Tuỳ Dương Đế
Dương Quảng trở nên kiêu ngạo, chỉ thích nghe những lời nịnh nọt và hợp ý mình,
trừng trị những ai nói ra những lời trái tai. Các trung thần người bị giết, người
từ quan về quê. Các quan lại xu nịnh lại nắm quyền cao chức trọng. Phần lớn
quan lại ở khúc giữa thì gió chiều nào theo chiều nó, từ từ phải dối lòng và trở
nên nịnh bợ. Sự gian dối trong triều lên cao đến độ nông dân nổi lên khắp nơi,
cả triều đình đều biết mà không ai dám nói cho Dương Quảng nghe vì hễ ai nói đến
thảo khấu nổi loạn là Dương Quảng đều giết. Dương Quảng chỉ biết đến các cuộc nổi
loạn khi … loạn quân vào trong cung giết ông.
Như vậy có thể
nói là người Hoa có tính gian dối không?
Continue reading →