Category Archives: Vietnamese

Đặc Khu Kinh Tế 4.0

Các quan chức chính phủ và đại biểu quốc hội đều phát biểu rằng các đặc khu kinh tế là để mời gọi “phượng hoàng” vào lót ổ chứ không dành cho “chim sẻ” như một lập luận để biện minh cho việc cho thuê đất dài hạn 99 năm. Thế nhưng lập luận này có cơ sở gì hay không? Để làm sáng tỏ thì phải nói rõ “phượng hoàng” là gì? họ có cần nhiều đất trong thời gian dài hay không? Continue reading

Du nhập giáo dục Phần Lan vào Việt Nam: nên hay không?

Sau 2 năm dạy hai lớp cao học ở Phần Lan, mình nhận ra một điều là, sinh viên trong lớp mình dạy khá thụ động. Năm đầu tiên, mình nghĩ là trường hợp cá biệt, sang đến năm thứ hai thì mình nhận ra có cái gì đó mang tính hệ thống. Mình có mang vấn đề này ra thảo luận với các đồng nghiệp ở Phần Lan và được xác nhận rằng đó là vấn đề chung của sinh viên Phần Lan. Điều này làm mình rất ngạc nhiên vì mình vẫn được đọc trên báo chí cả ở Việt Nam và Mỹ khen ngợi nền giáo dục Phần Lan là ưu việt. Nghe nói có nhiều “nhà giáo dục” còn đòi du nhập phương pháp giáo dục Phần Lan về Việt Nam như là một quốc sách?!

Continue reading

Bán dế ở châu Âu như thế nào?

Một bài học về định vị thị trường (positioning) và phát triển sản phẩm.

Mình có một thành kiến với người châu Âu là họ thường không dám ăn (và hay phê phán) những gì không truyền thống theo văn hoá của họ. Người châu Âu duy nhất mà mình biết dám ăn các món phi truyền thống một cách ngon lành là de Bono, tác giả của “Six Thinking Hats“. Trong thời gian ông ấy làm việc với mình ở Việt Nam, ông ấy đã ăn rất nhiều món mà ngay cả nhiều người Việt chưa chắc dám ăn.

Do đó, mình rất ngạc nhiên khi được mời ăn dế ở Phần Lan trong chuyến làm việc ở châu Âu vừa rồi. Thật là khó tưởng tượng khi dế trở thành một món ăn thời thượng ở châu Âu. Thế nhưng, đó là điều đang xảy ra. Trước đây, do dế không nằm trong danh mục thực phẩm, các công ty bán dế thực phẩm với nhãn “dùng để trang trí” để lách luật mặc dù ai cũng biết là mọi người mua dế về để ăn 😀 Năm 2015, châu Âu thông qua luật xếp dế và các côn trùng vào danh mục thực phẩm và bây giờ các công ty có thể bán dế thực phẩm một cách công khai. Sau đó, hàng loạt startups thực phẩm từ côn trùng được ra đời. Làm thế nào mà dế trở nên một món ăn thời thượng như vậy ở châu Âu? Continue reading

Đánh giá Đại Học: Theo tiêu chí nào?

by Nga Ho-Dac

Khi Times Higher Education công bố xếp hạng các trường đại học, Việt Nam không có trường nào lọt vào 350 trường ở châu Á. Các trường đại học Việt Nam nhận được rất nhiều chỉ trích. Có thể phân loại các chỉ trích làm 3 nhóm:

  1. Những người trong ngành giáo dục Việt Nam chỉ trích các trường để cố gắng chứng tỏ rằng, đây không phải là lỗi của họ.
  2. Những người ngoài ngành chỉ trích các trường để cố gắng chứng tỏ rằng, Việt Nam kém phát triển không phải là lỗi của họ mà của ngành giáo dục.
  3. Những người đang hoặc đã từng làm việc hoặc học tập ở nước ngoài chỉ trích để cố gắng chứng tỏ rằng, họ hay hơn, giỏi hơn các đồng nghiệp trong nước.

Continue reading

Xây dựng thương hiệu bằng scandal có được không?

by Nga Ho-Dac

Thương hiệuVài năm trước đây, trong một lần nói chuyện với một công ty, mình đưa ra nhận định rằng thương hiệu công ty chưa tốt. Chủ tịch của công ty biến sắc và phản bác lại rằng thương hiệu công ty rất tốt. Công ty đã đầu tư rất nhiều vào truyền thông và rất nhiều người biết đến thương hiệu của công ty. Mình định hỏi lại vài câu, nhưng nhìn sắc mặt của ông ấy, mình không nói nữa mà chỉ cười.

Nhiều người biết đến thương hiệu (awareness) chỉ là bước đầu tiên để xây dựng thương hiệu và thường là bước dễ nhất. Nó chỉ làm bước đệm cho các bước sau chứ bản thân nó chưa tạo ra giá trị. Continue reading

Nghệ thuật thả thính trong tiếp thị

by Nga Ho-Dac

Bạn đã từng thả thính?
Bạn có biết thả thính thế nào cho hiệu quả?

Bạn có biết nhiều khi cá đến quá nhiều lại là thảm hoạ khi thả thính.

Bạn có biết thả thính là một chiến lược tiếp thị có nhiều ưu thế vượt trội và ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành khác nhau?

Bài nói chuyện dưới đây sẽ dẫn dắt các bạn qua các bước thả thính thành công trong tiếp thị để có những khách hàng trung thành giá trị cao! Và không ai ngăn cản bạn sử dụng những gì bạn học được trong cuộc sống cá nhân 

Please ‘like’ the Facebook page and select ‘get notifications’ under the ‘liked’ button or subscribe to the mailing list to receive notifications of new posts.

Chuyện nhỏ – chuyện lớn

by Nga Ho-Dac

Hồi xưa ba mình hay kể cho mình nghe một câu chuyện. Có hai cậu bé tinh nghịch sống ở hai ngôi làng gần nhau. Hai cậu đó thi xem ai nghịch hơn. Cả hai leo lên hai cái cây dọc đường mà hai quan huyện đi làm và tè lên đầu quan huyện của họ. Quan huyện của cậu bé A cho đánh đòn cậu ấy trong khi quan huyện của cậu bé B thì xoa đầu và cười, bảo: chuyện nhỏ.

Sau đó quan huyện của cậu A bị cả làng chỉ trích là quá tàn nhẫn, độc ác. Con nít không biết gì mà sao lại phạt nặng thế. Trong khi đó quan huyện của cậu B thì được cả làng ngợi khen là tốt bụng, rộng lượng.  Continue reading

Tại sao chính khách nước ngoài khoái đến Việt Nam ăn hàng?

by Nga Ho-Dac

TrudeauTrudeau

Obama ăn bún chả bình dân, Trudeau uống cà phê vỉa hè, Turnbull ăn bánh mì vỉa hè. Tại sao? Tại vì chúng ta tung hô những chuyện như thế và chuyện đó rẻ tiền. Không có ý chê bai xấu hay dở. Mà là theo nghĩa đen. Làm như vậy không tốn kém gì mấy. Trong khi đó lại được quá nhiều, quá hiệu quả.

Thật ra đó là một tiểu xảo trong kỹ thuật bán hàng gọi là bắt chước (mimicry) hay phản chiếu (mirror). Đại khái là bắt chước điệu bộ, cách nói chuyện, ăn mặc, … của khách hàng. Việc làm đó dễ chiếm được thiện cảm của khách hàng vì tạo ra cảm giác quen thuộc, gần gũi. Khách hàng có vì vậy mà mua hàng không? Cái này còn tuỳ theo là khách hàng xử lý thông tin theo tuyến trung tâm (central route) hay tuyến ngoại vi (peripheral route). Continue reading

Nói (viết) đúng chưa chắc hiểu đúng

by Nga Ho-Dac

Có bao giờ bạn cảm thấy rằng mình đã nói hay viết rất đúng, nhưng người nghe hay đọc lại không hiểu đúng ý của bạn? Có nhiều lý do có thể dẫn đến tình trạng này. Một trong những lý do đó là …. À hay là mình hãy làm một ví dụ nhé. Bạn hãy đọc thử xem bạn hiểu câu chuyện sau đây như thế nào! Continue reading

Anh văn, học bao lâu?

by Nga Ho-Dac

Mình được đi học Anh văn từ nhỏ, cộng thêm 7 năm học ở trung học và 2 năm ở đại học thì cũng trên 10 năm. Thế mà khi tốt nghiêp đại học vẫn không nghe nói được tiếng Anh. Anh văn trở thành nỗi ám ảnh của mình và lúc đó mình nghĩ, mình dốt ngôn ngữ nên chắc chẳng bao giờ học được.

Sau này nhờ một cơ duyên, mình được học bổng vào học một chương trình MBA bằng tiếng Anh (đó là một câu chuyện khác, sẽ được kể sau). Lúc mới vào học mình chẳng hiểu thầy cô nói gì cả nhưng sau 3 tháng, mình đã có thể học một cách bình thường. Continue reading