Category Archives: Vietnamese

Win-win: không hẳn là tốt!

by Nga Ho-Dac

win-winTrong bài trước, chúng ta đã biết win-win là có thể đạt được. Tuy nhiên, để đạt được một giải pháp win-win đòi hỏi hai bên phải tin tưởng lẫn nhau và phải chia sẻ cũng như nỗ lực rất nhiều trong việc tìm ra giải pháp. Nhiều khi chi phí cho những chuyện này vượt quá lợi ích của một trong hai bên hoặc là cả hai thì rõ ràng là việc cộng tác để tìm ra giải pháp win-win là không tối ưu. Do đó, không phải lúc nào chúng ta cũng nên tìm kiếm giải pháp win-win mà còn tùy vào 2 khía cạnh: (a) Mức độ quan trọng của giao dịch hay vấn đề cần giải quyết; và (b) Mức độ quan trọng của mối quan hệ giữa hai bên. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra 5 phương pháp đàm phán để giải quyết vấn đề: Continue reading

Visa 5 năm để làm start-up ở Mỹ

by Đinh Công Bằng

visa

Sở Di trú Mỹ đang hoàn tất một chương trình visa mới cho phép những doanh nhân, và chồng/vợ con dưới 18t, có (1) cổ phần tối thiểu 15% ở một doanh nghiệp mới được (2) thành lập trong 3 năm gần đây, (3) (a) đã nhận được vốn đầu tư tối thiểu 345 nghìn từ nhà đầu tư Mỹ/hoặc (b) đã thắng hợp đồng trị giá 100 nghìn từ chính phủ Mỹ/hoặc (c) gần đạt được một trong hai chỉ tiêu a/b trên cộng với triển vọng phát triển/tạo công việc làm. Tổng thống Obama rất có thể sẽ ký thông qua triển khai chương trình visa này trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm 2016. Đây là một nỗ lực mới của chính phủ Hoa kỳ nhằm thu hút chất xám từ các doanh nhân năng động nước ngoài vào các lĩnh vực kinh tế mới phát triển. Toàn văn dự thảo chương trình visa này lưu tại đây https://www.uscis.gov/…/Articl…/FR_2016-20663_793250_OFR.pdf. Và đây là bản tin của Sở Di trú https://www.uscis.gov/…/uscis-proposes-rule-to-welcome-inte…

Continue reading

Win-Win: lý tưởng hay hiện thực?

by Nga Ho-Dac

win-win

Chúng ta vẫn thường được nghe là nên giải quyết vấn đề theo hướng win-win cho các vấn đề có liên quan đến ít nhất 2 bên. Win-win (hai bên cùng thắng) là phương pháp giải quyết vấn đề làm sao cho tất cả các bên đều đạt được điều mình mong muốn. Phương pháp này là có thật chứ không phải viễn tưởng. Ví dụ như trên bàn đàm phán hợp đồng, 1 bên muốn bán giá cao, 1 bên muốn mua giá thấp. Thoạt đầu, có vẻ như không thể nào có được giải pháp win-win. Nếu hai bên đều khăng khăng đòi điều mình muốn thì không thể có giải pháp win-win và điều tốt nhất họ có thể đạt được là gặp nhau đâu đó ở giữa, hay còn gọi là thỏa hiệp. Nhưng thỏa hiệp không phải là win-win. Thỏa hiệp là mỗi bên nhường 1 bước. Continue reading

Học PhD về business ở Mỹ: huyền thoại và sự thật (phần 3)

by Nga Ho-Dac

Phần 1

Phần 2

Huyền thoại 8: Cần phải làm postdoc sau khi tốt nghiệp trước khi apply các vị trí tenure track. Sự thật là trong ngành business, ít khi phải làm postdoc. Thông lệ là bạn apply vào vị trí tenure track khoảng 1 năm trước khi tốt nghiệp. Job market cho PhDs in business ở Mỹ được tổ chức rất khoa học và hiệu quả. Thường bạn sẽ nhận được offers từ khoảng tháng 10 đến tháng 5 năm sau, tùy ngành. Sau đó bạn sắp xếp để bảo vệ luận án và ra trường trước khi chính thức đi làm vào mùa thu năm sau. Vâng, bạn có tenure track position trước khi ra trường 🙂 Điều mà nhiều bạn PhDs bên science hay engineering có nằm mơ cũng không được. Đây là so sánh thị trường việc làm giữa PhDs trong business và Science. Continue reading

Visa H-1B: Các biện pháp “lách luật” của chính phủ, đại học, và doanh nghiệp

by Đinh Công Bằng

VisaMỗi năm Quốc hội Mỹ cho phép 65,000 người nước ngoài có bằng đại học trở lên gia nhập thị trường lao động. Ngoài ra những ai vừa tốt nghiệp cao học và tiến sỹ ở Mỹ được vào một chương trình H-1B dành riêng cho họ với tổng số 20,000 visa. Thị trường lao động cao cấp của Mỹ phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ và tài chính, đã dẫn đến số hồ sơ xin visa H-1B hàng năm nhiều gấp ba lần so với mức quota hiện thời. Khả năng Quốc hội Mỹ tăng mức quota H-1B trong thời gian tới là rất thấp trước làn sóng cử tri đang mạnh mẽ ủng hộ các ứng cử viên bảo hộ lao động Mỹ trong mùa bầu cử 2016. Trước tình hình đó chính phủ, đại học, và các doanh nghiệp đã tìm ra những biện pháp lách luật để tuyển và giữ lao động nước ngoài. Sau đây là một số: Continue reading

Học PhD về business ở Mỹ: huyền thoại và sự thật (phần 2)

by Nga Ho-Dac

Phần 1

Phần 3

Huyền thoại 4: Học bổng học PhD in business rất hiếm. Sự thật là phần lớn các chương trình PhD in business đều có funding. Ngoài việc được miễn học phí, bạn còn được cấp stipend vừa đủ sống. Đây là cách tìm fundings để đi học (Du học Hoa Kỳ: tìm học bổng dễ hơn bạn tưởng).

Huyền thoại 5: Phải có research proposal khi apply học PhD in business. Sự thật là phần lớn các chương trình PhD trong ngành business không đòi hỏi phải có research proposal. Continue reading

Học PhD về business ở Mỹ: huyền thoại và sự thật (phần 1)

by Nga Ho-Dac

Phần 2

Phần 3

Thời gian gần đây mình nhận được nhiều câu hỏi về việc đi học PhD về business ở Mỹ. Qua nhiều câu hỏi, mình nhận ra có quá nhiều huyền thoại được lưu truyền trong giang hồ. Huyền thoại mà vui vui khuyến khích mọi người thì không nói làm gì. Nhưng nhiều huyền thoại này đã làm cản trở nhiều người nên chắc là mình cũng nên kết thúc nó.

Huyền thoại 1: Bằng Việt Nam không sử dụng được ở Mỹ. Sự thật là đã có rất nhiều người sử dụng bằng Việt Nam để đi học tiếp và làm việc ở Mỹ. Continue reading

Chiến lược vs. kỹ thuật trong SEM (Search engine marketing)

by Nga Ho-Dac

Một lần mình được mời tham dự một buổi nói chuyện của Google với các công ty môi giới bất động sản. Trong buổi nói chuyện, cô đại diện của Google nói là kỹ thuật làm Google Adwords chiếm 80% khả năng thành công của một chiến dịch tiếp thị SEM. Do đó khuyên các công ty nên làm việc trực tiếp với các partners của Google để được tư vấn những kỹ thuật tốt nhất để thành công.

Đúng ra trên cương vị khách mời, mình không nên phản ứng. Nhưng mà nghe đến đó thấy quá tội nghiệp cho các công ty khách hàng Continue reading

Thương hiệu “quốc tế”: xây dựng thương hiệu cho … đối thủ cạnh tranh!

by Nga Ho-Dac

Brand association của thương hiệu "quốc tế"

Brand association của thương hiệu “quốc tế”

Người Việt chuộng ngoại, đó là một thực tế khó có thể chối cãi. Đánh vào tâm lý này, nhiều doanh nghiệp, trường học, bệnh viện bằng cách này hay cách khác, sử dụng thương hiệu “quốc tế” để thu hút khách hàng và lấy phí cao hơn. Thật không khó để nhận ra điều này khi trường “quốc tế”, bệnh viện “quốc tế”, công ty “quốc tế” được thành lập khắp nơi ở Việt Nam. Lợi ích ngắn hạn là có khi các thực thể này thu hút được khách hàng Việt chuộng ngoại sẵn sàng trả chi phí cao hơn cho thương hiệu “quốc tế”. Nhưng về lâu dài thì chẳng khác nào đào hố tự chôn mình. Continue reading

Nước Mỹ như thế nào?

by Nga Ho-Dac

Vừa đi một vòng Tây Bắc nước Mỹ về, từ San Francisco đến Port Angeles theo đường núi và về lại San Francisco theo đường dọc biển. Đi qua nhiều thành phố lớn nhỏ, núi, đồi, rừng, sông, thác, hồ, biển, với nhiều cảnh quan và lối sống khác nhau. Trên đường đi nhớ lại những cảm nhận của bản thân về nước Mỹ thay đổi theo thời gian. Continue reading