Category Archives: Vietnamese

Đòn bẩy trong đầu tư tài chính: ai có lợi?

by Nga Ho-Dac

Trong bài trước, ta đã biết thu nhập tài chính phụ thuộc vào 3 yếu tố: vốn, thời gian, và suất thu lợi (kèm theo rủi ro). Nếu muốn làm giàu nhanh chóng với ít vốn thì chỉ có 1 cách: tăng suất thu lợi lên cao. Có một cách được các tay môi giới cổ súy là sử dụng đòn bẩy, bản chất là vay tiền để đầu tư tài chính. Đúng là đòn bẩy làm tăng suất thu lợi nhưng ít ai đề cập đến đòn bẩy cũng tăng rủi ro … với tốc độ nhanh hơn. Continue reading

Thu nhập thụ động: bạn có thể làm tốt hơn Donald Trump

by Nga Ho-Dac

Thu nhập thụ động là một khái niệm nghe rất hấp dẫn. Nhưng thật sự thu nhập thụ động là gì? Tại sao có tên gọi đó? Làm sao để tối ưu thu nhập thụ động? Làm thế nào để hơn Donald Trump?

Thu nhập thụ động là thu nhập có được không từ sức lao động (hoặt đòi hỏi rất ít sức lao động). Ngược lại với thu nhập thụ động là thu nhập chủ động, chính là thu nhập từ sức lao động (trí óc và tay chân). Nhưng sự phân loại này bị chỉ trích rất nhiều do tạo ra nhiều sự hiểu lầm là thu nhập thụ động “tốt” hơn thu nhập chủ động vì đòi hỏi ít hơn. Thật ra không có thu nhập nào có được từ không có gì cả. Thu nhập thụ động không đến từ sức lao động (labor) nhưng đến từ vốn (capital). Do đó, các sách vở chính quy thường gọi thu nhập từ vốn (capital) thay cho thu nhập thụ động và thu nhập từ sức lao động (labor) thay cho thu nhập chủ động. Có lẽ đây là cách gọi chính xác hơn. Continue reading

Du học Hoa Kỳ: tìm học bổng dễ hơn bạn tưởng

by Nga Ho-Dac

Có lẽ Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều nguồn tài chính cho sinh viên sau đại học nhất trên thế giới. Có thể nói đa số sinh viên PhD và phần lớn sinh viên master ở Hoa Kỳ nhận được nguồn tài chính cách này hay cách khác: scholarship, fellowship, và graduate student academic appointments. Trong 3 cách này, cách cuối cùng là nhiều nhất (rất nhiều) và là chủ đề của bài viết này. Continue reading

Những cung đường bất định

Samuel P. Taylor State Parkby Nga Ho-Dac

Khi đi ngang qua Samuel P. Taylor State Park trên Sir Francis Drake Blvd trong một chuyến road trip, mình quyết định sẽ quay lại để hiking trong đó. Hôm nay mình quay lại đó để thực hiện điều này. Vì cái duyên với Samuel P. Taylor State Park là ngẫu nhiên nên lần này mình không lên kế hoạch gì hết mà để tùy duyên. Đến nơi, tìm kiếm một cái trail hay hay và hike, Pioneer tree trail. Continue reading

Phương pháp giảng dạy thực nghiệm

12274419_10206408788431199_798707854862968080_njob fair 2job fair 3by Nga Ho-Dac

Năm 2001, sau khi tốt nghiệp MBA quay về Việt Nam để làm ở trường Bách Khoa, do là “giảng viên trẻ thiếu kinh nghiệm” nên mình chưa được phân công giảng dạy liền. Do mong muốn được giảng dạy, mình tham gia vào TD&T theo lời mời của anh Long để đào tạo cho các công ty như Shell, AC Nielsen, Kimberly & Clark … Đến năm 2002, mình mới được chính thức giảng dạy ở Bách Khoa chuyên về Marketing và sau này thêm vào Business Communication. Những trải nghiệm về đào tạo trong môi trường đại học và trong các công ty lớn làm cho mình nhận ra một điều: Marketing nói riêng và Business nói chung học thì dễ nhưng làm thì khó. Từ đó hình thành nên quan điểm về đào tạo Business: vững lý thuyết và giỏi thực hành. Ngoài việc cung cấp các nền tảng lý thuyết, mình từ từ đưa case study, role play, game vào trong lớp học. Nhưng mình vẫn thấy chưa đủ. Sở dĩ các lớp đào tạo cho doanh nghiệp hiệu quả tốt hơn là vì học viên có thể áp dụng những gì học được vào trong thực tiễn doanh nghiệp, trong khi sinh viên không có cơ hội đó. Trăn trở về điều này đến năm 2005 thì cơ hội đến. Continue reading

Sự tương quan giữa “cụ thể” và “trung thực”

WP_20150704_13_22_37_Proby Nga Ho-Dac

“Một nửa sự thật là sự dối trá tinh vi”, đã từng thấy câu này ở đâu đó. Do đó, tính cụ thể là một phần tất yếu của sự trung thực. Nếu không đưa ra thông tin cụ thể, thì tất yếu có sự hiểu lầm. Nên mình rất thích tính cụ thể của thông tin. Ví dụ như bảng quảng cáo của quán ăn trong hình (Mình không liên quan gì đến quán này nhé). Thông tin đưa rõ ràng, cụ thể. Điều này làm cho mình tin tưởng. Các bạn làm quảng cáo chắc sẽ chê cái bảng này trên nhiều phương diện. Nhưng đây không phải là điều mình muốn nói ở đây. Continue reading

Tên Việt trong giao tiếp với người nước ngoài

nameby Nga Ho-Dac

Small talks là những cuộc nói chuyện xã giao ngắn. Giới thiệu tên là một trong những small talks thông dụng khi gặp gỡ người lạ. Khi được người khác giới thiệu tên, mình nên lặp lại để chắc rằng mình phát âm tên của họ đúng, việc hỏi cách phát âm, đánh vần cũng là bình thường. Thường người lịch sự cũng sẽ làm như vậy với bạn. Tên Việt có ưu điểm là … khó phát âm. Continue reading

Gạch đá, bánh mì kẹp thịt, và kỹ năng giao tiếp

 

Năm 2002, lần đầu tiên cho sinh viên khoa Quản Lý Công Nghiệp trường Bách Khoa trình bày trong lớp. Sau bài trình bày mình hỏi cả lớp có ý kiến gì không. Thế là một đống gạch đá bay đến nhóm trình bày 🙁 mình nghe mà xót cả ruột. Sau đó mình phải bỏ bài giảng để thuyết phục cả lớp sử dụng cách góp ý theo kiểu bánh mì kẹp thịt (sandwich feedback), 2 lớp bánh mì là khen, lớp thịt ở giữa là góp ý xây dựng. Trước hết phải khen người ta cái gì đó (1) là để thể hiện mình thấy được giá trị của việc họ làm (2) là để giảm những rào cản tâm lý phòng thủ để họ dễ tiếp nhận góp ý sau đó. Phần ở giữa là góp ý xây dựng, nói cho họ biết làm thế nào để tốt hơn. Phần cuối là khen ngợi về tổng thể những gì họ làm và thể hiện mong muốn họ sẽ làm tốt hơn. Từ đó mình quy định, trong lớp phải sử dụng bánh mì kẹp thịt.

Continue reading

Phượt

by Nga Ho-Dac

Road trip

Cảm giác đi road trip rất khác với đi chơi bằng máy bay. Đi rồi rất dễ nghiện. Nghiện rồi rất khó bỏ. Trong khi đi bằng máy bay từ A đến B, mình chỉ biết được A và B. Road trip là trải nghiệm quá trình từ A đến B. Nhiều khi cái đẹp nằm ở quá trình chứ không phải đích đến. Continue reading

Trải nghiệm làm thay đổi nhận thức

Lake TahoeSierraby Nga Ho-Dac

Hồi còn nhỏ mỗi lần nghĩ đến Nevada là mình nghĩ đến sa mạc mênh mông bất tận do những gì đọc và xem được. Lần đầu đến Nevada từ phía nam Utah, băng qua Arizona theo đường I15 đến Las Vegas rồi đến Hoover Dam ở biên giới Nevada/Arizona rồi đến nam California, hình ảnh sa mạc của Nevada được khẳng định. Lần thứ 2 đến Nevada từ phía bắc Utah theo I80 đến Wendover, trong đầu của mình Nevada đồng nghĩa với sa mạc. Khi đến Nevada lần thứ 3 từ Utah, băng ngang qua phía bắc Nevada toàn sa mạc với sa mạc … rồi mình đến Reno rồi dãy Sierra để đến bắc California, cái nhìn của mình về Nevada bắt đầu khác. Continue reading