Đây là quà Trung Thu dành cho người lớn. Chống chỉ định cho trẻ em và người không chịu lớn!
Chàng là hoàng tử (kind of) còn nàng là một cô gái nghèo (kind of, giáo sư ở Mỹ là nghèo rồi). Sau bao sóng gió thì cũng có cái kết happily ever after (kind of). Không biết bao nhiêu phim được làm theo mô típ này rồi. Nếu Crazy Rich Asians cũng làm theo mô típ này thì chả có gì đáng xem cả. Cái hay là ở chỗ, nàng cũng không phải thuộc dạng vừa đâu. Nàng là giáo sư kinh tế, chuyên ngành Lý thuyết trò chơi (game theory). Sao bao nhiêu ngành mà tác giả không chọn lại chọn game theory? Đó là cái gợi mở để dẫn dắt câu chuyện theo một hướng khác với Cô Gái Lọ Lem.
Các thể loại trẻ em nên dừng lại ở đây và đi chơi Trung Thu đi hen. Cô Gái Lọ Lem là đẹp đẽ rồi, không nên tìm hiểu sâu làm gì. Đoạn sau chỉ dành cho người lớn.
Game Theory là một chuyên ngành nghiên cứu về sự tương tác giữa các bên với nhau để tìm ra giải pháp cân bằng (equilibrium). Đại khái là khi bạn làm gì đó, bạn phải tính đến đối phương sẽ phản ứng ra sao và bạn sẽ phải phản ứng lại thế nào và cứ tiếp theo như thế cho đến khi đạt trạng thái cân bằng. Do đó, ngay khi tiến hành bước đầu tiên, bạn đã biết trước kết cục sẽ như thế nào nếu bạn giải được bài toán cân bằng ngay từ đầu.
Khi nhân vật nam chính cầu hôn lần thứ nhất, nàng đã giải ngay bài toán cân bằng để tiên liệu các kết cục có thể xảy ra nếu nàng đồng ý và nếu nàng từ chối. Nếu nàng đồng ý, nàng chỉ có được cái nhẫn nhỏ xíu (tượng trưng cho chàng ra đi với nàng với hai bàn tay trắng và niềm đau đánh mất gia đình). Nếu nàng từ chối (all in để bluffing thôi), thì nàng sẽ có được cái nhẫn to hơn rất nhiều (tượng trưng cho chàng, gia đình chàng, và tài sản). Rõ ràng với hai kết cục như vậy, nàng phải từ chối thôi 😀
Cái rủi ro của việc áp dụng game theory vào cuộc sống đó là, nếu đối phương không phân tích được như bạn mà ra quyết định cảm tính hoặc thiếu suy nghĩ thì họ sẽ không phản ứng được như bạn tiên đoán. Kết quả sẽ đi theo một hướng khác. Do đó, để cho mẹ của chàng đi đúng theo nước cờ của nàng nhằm đạt tới kết quả cân bằng mỹ mãn, nàng hẹn mẹ của chàng ra để phân tích lợi lại. Nếu mẹ chàng cấm đoán thì sẽ có 1 đứa con không vui. Còn nếu mẹ chàng đồng ý thì sẽ có 1 đứa con hạnh phúc và một nàng dâu biết suy nghĩ thấu đáo. Và kết cục là một giải pháp cân bằng tốt nhất có thể. Ok, cũng là happily ever after (kind of), nhưng mà không phải theo kiểu chân tình lay động lòng người sướt mướt này nọ mà là lời giải của một bài toán Game Theory cân não.
Có lẽ sợ người xem không nhận ra cái mạch truyện này, tác giả đã đưa ván bài xì phé (pocker) vào đầu phim để dẫn dắt. Trong ván bài đó, nàng cũng all in để bluffing nhằm đạt được chiến thắng vì nàng biết đối thủ chơi để không thua chứ không phải chơi để thắng (Prospect theory, cũng là một lý thuyết trong kinh tế học hành vi). Cái ván bài đó tương tự như ván bài mà nàng chơi với mẹ của chàng. Thêm một chi tiết nữa để dẫn người xem đến mạch truyện này là cô bạn của nàng nhấn mạnh với nàng là: “bạn là giáo sư kinh tế ngành game theory.” Và sau đó nàng bắt đầu áp dụng game theory để ứng xử. Mình nghĩ hai chi tiết này lộ liễu quá, làm mất đi cái tinh tế của bài toán game theory.
Bài học rút ra là, nếu bạn là Crazy Rich Asians, nên chọn con dâu là …… à mà thôi. Nói thẳng ra thì mất đi cái sự tinh tế 😉
by Nga Ho-Dac
Please ‘like’ the Facebook page or subscribe to the mailing list to receive notifications of new posts.
Please click on the tags below to find similar articles.