Tag Archives: Du làm

Ý Nghĩa Con Số: Quốc Gia Hạnh Phúc

Tuần rồi mình đi hội thảo ở Charleston có gặp hai báo cáo viên đến từ Phần Lan (Finland) trong bữa tối, một người là giáo sư còn một người là nghiên cứu sinh. Lúc đó báo cáo Hạnh Phúc Thế Giới (World Happiness report) 2019 mới ra nên mình có chúc mừng hai bạn í rồi có hỏi tại sao Phần Lan liên tục được xếp là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới (hình 1). Hai bạn í trả lời rằng hông biết người ta xếp kiểu gì nữa, chứ tụi tao thấy ở Phần Lan buồn lắm, người Phần Lan nhiều người còn không biết cười là gì! Mình có nói đùa, trừ lúc sau khi uống vài ly hoặc trong phòng tắm hơi phải không? Hai người nhìn nhau gật đầu. Có lẽ do thời tiết quá lạnh, người Phần uống rất nhiều (một trong những quốc gia uống rượu nhiều nhất) và rất thích tắm hơi. Trong những lần được mời qua Phần Lan dạy học, mình cũng thấy người Phần rất khác sau khi uống rượu và trong phòng tắm hơi, họ vui vẻ hơn hẳn so với những lúc khác. 

Hình 1: Quốc gia hạnh phúc

Khi mình hỏi về dự định tương lai thì cả hai người đều nói muốn kiếm việc ở một nước khác để ra khỏi Phần Lan vì cuộc sống ở đó khá là buồn. Mình hỏi buồn như thế nào thì họ trả lời, buồn đến độ rất nhiều người Phần bị trầm cảm (hình 2). Việc bị trầm cảm phổ biến đến độ đối với người Phần, việc uống thuốc trầm cảm trở thành một kiểu thời trang và họ rất thoải mái khi nói về việc họ đang uống thuốc. Và Phần Lan cũng là một trong những nước có tỷ lệ tự tử cao trên thế giới (hình 3).

Continue reading

Ý Nghĩa Của Những Con Số: Tham Nhũng và Vấn Đề Đi – Ở

Lần đầu tiên mình cầm 1 quyển sách thống kê lên đọc thì ở trang đầu có hàng chữ này: “There are three kinds of lies: lies, damned lies, and statistics.” Tạm dịch là, có ba loại nói dối: nói dối, nói dối thậm tệ, và thống kê.

Đó là điều đầu tiên mà những người học thống kê phải nhớ trước khi bắt đầu bước vào con đường sử dụng số liệu để đưa ra các nhận định. Nó nhấn mạnh rằng, số liệu thống kê, nếu không phân tích và diễn giải đúng thì rất nguy hiểm.

Continue reading

Visa 5 năm để làm start-up ở Mỹ

by Đinh Công Bằng

visa

Sở Di trú Mỹ đang hoàn tất một chương trình visa mới cho phép những doanh nhân, và chồng/vợ con dưới 18t, có (1) cổ phần tối thiểu 15% ở một doanh nghiệp mới được (2) thành lập trong 3 năm gần đây, (3) (a) đã nhận được vốn đầu tư tối thiểu 345 nghìn từ nhà đầu tư Mỹ/hoặc (b) đã thắng hợp đồng trị giá 100 nghìn từ chính phủ Mỹ/hoặc (c) gần đạt được một trong hai chỉ tiêu a/b trên cộng với triển vọng phát triển/tạo công việc làm. Tổng thống Obama rất có thể sẽ ký thông qua triển khai chương trình visa này trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm 2016. Đây là một nỗ lực mới của chính phủ Hoa kỳ nhằm thu hút chất xám từ các doanh nhân năng động nước ngoài vào các lĩnh vực kinh tế mới phát triển. Toàn văn dự thảo chương trình visa này lưu tại đây https://www.uscis.gov/…/Articl…/FR_2016-20663_793250_OFR.pdf. Và đây là bản tin của Sở Di trú https://www.uscis.gov/…/uscis-proposes-rule-to-welcome-inte…

Continue reading

Visa H-1B: Các biện pháp “lách luật” của chính phủ, đại học, và doanh nghiệp

by Đinh Công Bằng

VisaMỗi năm Quốc hội Mỹ cho phép 65,000 người nước ngoài có bằng đại học trở lên gia nhập thị trường lao động. Ngoài ra những ai vừa tốt nghiệp cao học và tiến sỹ ở Mỹ được vào một chương trình H-1B dành riêng cho họ với tổng số 20,000 visa. Thị trường lao động cao cấp của Mỹ phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ và tài chính, đã dẫn đến số hồ sơ xin visa H-1B hàng năm nhiều gấp ba lần so với mức quota hiện thời. Khả năng Quốc hội Mỹ tăng mức quota H-1B trong thời gian tới là rất thấp trước làn sóng cử tri đang mạnh mẽ ủng hộ các ứng cử viên bảo hộ lao động Mỹ trong mùa bầu cử 2016. Trước tình hình đó chính phủ, đại học, và các doanh nghiệp đã tìm ra những biện pháp lách luật để tuyển và giữ lao động nước ngoài. Sau đây là một số: Continue reading

Nước Mỹ như thế nào?

by Nga Ho-Dac

Vừa đi một vòng Tây Bắc nước Mỹ về, từ San Francisco đến Port Angeles theo đường núi và về lại San Francisco theo đường dọc biển. Đi qua nhiều thành phố lớn nhỏ, núi, đồi, rừng, sông, thác, hồ, biển, với nhiều cảnh quan và lối sống khác nhau. Trên đường đi nhớ lại những cảm nhận của bản thân về nước Mỹ thay đổi theo thời gian. Continue reading

Thị trường việc làm PhD tại Hoa Kỳ: Business vs. Science

by Nga Ho-Dac

PhDTrong khi phần lớn PhDs về science ở Hoa Kỳ phải trải qua giai đoạn postdoc (Việc làm cho PhDs khoa học và kỹ thuật ở Hoa Kỳ) và chỉ có số rất ít trong đó kiếm được vị trí assistant professor sau đó (Con đường nghề nghiệp khi học PhD), PhDs về business thường không phải qua giai đoạn postdoc mà lên thẳng assistant professor. Điều này là do sự khác biệt trong việc đào tạo cũng như thị trường việc làm giữa 2 ngành. Continue reading

Đào tạo tiến sỹ tại Mỹ: Làm được việc, có người tuyển thì ra trường

by reporter Lệ Thu, published on Dân Trí

Theo Tiến sỹ Hồ Đắc Nguyên Ngã, đào tạo tiến sỹ ở quốc gia tiên tiến như Mỹ cũng có đủ hạng “thượng vàng, hạ cám”. Xét riêng ở các trường tốt, điều đặc biệt nhất là các trường để cho thị trường lao động đánh giá chất lượng nghiên cứu sinh tiến sỹ của mình. Continue reading

Học tiến sĩ để làm gì? (Phần 3)

by guest blogger Châu Tiểu Lan

Phần 1

Phần 2

“TS để làm khoa học” và “TS để trở thành nhà khoa học”: 2 vấn đề không như nhau

Mới đọc qua phần 2 có thể bạn thấy những điều mình vừa nói xung quanh ” lý do làm TS” như không ăn nhập với tiêu đề “TS để làm gì”. Có ý kiến còn cho rằng mình phức tạp hóa vấn đề và lăn tăn không cần thiết, hãy cứ thích thì làm, làm vì THÍCH là được rồi. Phải, vấn đề quan trọng nhất là bạn có thích điều mình đang làm hay không, cứ bắt tay đi, không thành cơm cũng thành cháo. NHƯNG! nếu đến khi khâu cuối cùng bạn lại phát hiện ra mình không thích ăn cháo, mình chỉ thích ăn cơm. Làm thế nào để nấu thành cơm chứ không phải cháo? Nếu bạn đặt câu hỏi này từ trước khi nổi lửa thì có phải tránh được tình trạng “vất không được mà nuốt cũng không trôi”? Continue reading

Học tiến sĩ để làm gì? (Phần 2)

by guest blogger Châu Tiểu Lan

Phần 1

Có nhiều nguyên nhân là để một người khởi đầu việc học TS. Mình nêu lại câu hỏi “học TS để làm gì” không bởi mục đích làm một thống kê hồi cứu, mà để những ai sẽ và đang làm TS tự hỏi lại chính mình. Câu trả lời sẽ phản ánh tầm nhìn và tâm thế của bạn đối với giai đoạn TS. Bạn hiểu như thế nào về giai đoạn học TS này? Có ai làm việc gì mà không muốn thành công (*), nhưng chỉ khi biết rõ mục đích của việc làm thì mình mới có thể vạch ra những chiến lược cụ thể để đạt các mục tiêu. Chưa kể ta còn phải theo cập nhật và thay đổi những điều đó cho thích hợp với từng thời điểm và phù hợp cuộc sống vốn không ngừng thay đổi. Continue reading

Học tiến sĩ để làm gì? (Phần 1)

by guest blogger Châu Tiểu Lan

Tuy trong lớp tiếng Pháp ở ĐH, mình cũng tạm được coi là rất khá; ngoài đường mình cũng có thể giao tiếp trơn tru, thậm chí còn được nhiều người bản xứ (lịch sự) khen, nhưng khi vô lớp thì mình hầu như không thể hiểu hết những gì được giảng. Kiến thức hoàn toàn mới, cho dù có nghe ra tiếng Pháp mình cũng không hiểu thầy đang nói về cái gì. Continue reading