Có nhiều người thầy/cô đã để lại những dấu ấn trong tôi, làm nên con người tôi như ngày hôm nay. Thời gian đến, tôi sẽ dành thời gian để kể lại những câu chuyện đó một cách ngẫu nhiên, không theo thứ tự nào.
Tag Archives: Giáo dục
Học phí $35.000/năm của VinUni là cao hay thấp?
Học phí trung bình đại học tư ở Mỹ là $35.830 một năm. Nhưng đó là “sticker price” tức là giá niêm yết. Một điều nhiều người (nhất là không sống ở Mỹ) không biết là đại đa số sinh viên không ai trả học phí niêm yết ở trường tư cả. Năm 2019, trung bình một sinh viên nhận $21.220 hỗ trợ tài chính các loại. Do đó, chi phí thật sự theo học đại học tư của Mỹ chỉ có $14.610/năm.
Tại sao các trường đại học tư ở Mỹ lại để học phí niêm yết rất cao nhưng lại chỉ lấy học phí thật sự thấp hơn rất nhiều? Vì làm như thế có 2 lợi ích:
Ăn Xổi Ở Thì
Một số người bảo rằng người Việt Nam ăn xổi ở thì, không có cái nhìn dài hạn. Thật ra, cái tính ăn xổi ở thì là đặc sản của con người nói chung chứ không có riêng gì người Việt. Khoa học hành vi gọi cái này là chiết khấu theo thời gian (temporal discounting). Đại ý là cái gì ở hiện tại thì có giá trị cao hơn là ở tương lai về mặt tâm lý. $1000 hôm nay có giá hơn $1000 vào 1 năm sau. Vậy $1000 hôm hay tương đương với bao nhiêu vào 1 năm sau về mặt tâm lý? Cái đó phụ thuộc vào chiết khấu tâm lý cao hay thấp. Chiết khấu càng cao thì giá trị tương đương ở tương lai càng thấp, cần có số tiền càng cao ở tương lai để tương đương với hiện tại.
Continue readingDân Tộc Tính
Chúng ta vẫn thường nghe kể những câu chuyện người Việt thế này, người Nhật thế kia, người Mỹ thế nọ. Vậy thật ra các dân tộc có tính cách khác nhau hay không? Nếu có thì nó nằm ở đâu? Mình sẽ dẫn dắt vấn đề này từ một câu chuyện lịch sử thời xa xưa ở Trung Hoa, đưa ra lập luận khoa học, và cuối cùng là quay lại câu chuyện Việt Nam thời nay (có ghé ngang Singapore thời cận đại một tí).
Nhà Tuỳ thống nhất Trung Hoa từ Nam-Bắc triều, đưa nước Trung Hoa phát triển cực thịnh về kinh tế, xã hội, và quân sự. Sự thành công quá lớn và quá nhanh khiến cho Tuỳ Dương Đế Dương Quảng trở nên kiêu ngạo, chỉ thích nghe những lời nịnh nọt và hợp ý mình, trừng trị những ai nói ra những lời trái tai. Các trung thần người bị giết, người từ quan về quê. Các quan lại xu nịnh lại nắm quyền cao chức trọng. Phần lớn quan lại ở khúc giữa thì gió chiều nào theo chiều nó, từ từ phải dối lòng và trở nên nịnh bợ. Sự gian dối trong triều lên cao đến độ nông dân nổi lên khắp nơi, cả triều đình đều biết mà không ai dám nói cho Dương Quảng nghe vì hễ ai nói đến thảo khấu nổi loạn là Dương Quảng đều giết. Dương Quảng chỉ biết đến các cuộc nổi loạn khi … loạn quân vào trong cung giết ông.
Như vậy có thể nói là người Hoa có tính gian dối không?
Continue readingPhương Pháp Luận: Quốc Gia Hạnh Phúc
Hôm qua mình viết một bài nhận định về Báo Cáo Quốc Gia Hạnh Phúc của Liên Hiệp Quốc. Trong phần comment có một số lập luận đưa ra khiến mình nghĩ nên chia sẻ với các bạn một số vấn đề quan trọng của phương pháp nghiên cứu là Research paradigms, Validity, và vài thứ khác.
Mình nói cái dễ trước: Validity. Validity là điểm yếu cốt tử của phương pháp survey. Khi bạn đưa ra 1 construct vd như happiness, các bạn phải chứng minh được nó đúng là happiness chứ không phải 1 thứ khác. Nhiều bạn nói rằng happiness và depression + suicide rate có thể positively correlated thì bạn bị hổng phần validity rồi. Tất nhiên là bạn có thể định nghĩa “happiness” theo kiểu của bạn. Nhưng nếu cái “happiness” của bạn nó positively correlated với depression + suicide rate (hard data) thì nó fails cái discriminant validity test rồi. Có nghĩa là cái bạn nói là “happiness” đó không thực sự là happiness. Các bạn làm survey mà không chú trọng làm validity thì không khéo toàn đi đo những thứ khác với cái mà bạn muốn đo. Bao nhiêu bạn làm survey có chạy validity tests một cách nghiêm chỉnh?
Continue readingÝ Nghĩa Con Số: Quốc Gia Hạnh Phúc
Tuần rồi mình đi hội thảo ở Charleston có gặp hai báo cáo viên đến từ Phần Lan (Finland) trong bữa tối, một người là giáo sư còn một người là nghiên cứu sinh. Lúc đó báo cáo Hạnh Phúc Thế Giới (World Happiness report) 2019 mới ra nên mình có chúc mừng hai bạn í rồi có hỏi tại sao Phần Lan liên tục được xếp là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới (hình 1). Hai bạn í trả lời rằng hông biết người ta xếp kiểu gì nữa, chứ tụi tao thấy ở Phần Lan buồn lắm, người Phần Lan nhiều người còn không biết cười là gì! Mình có nói đùa, trừ lúc sau khi uống vài ly hoặc trong phòng tắm hơi phải không? Hai người nhìn nhau gật đầu. Có lẽ do thời tiết quá lạnh, người Phần uống rất nhiều (một trong những quốc gia uống rượu nhiều nhất) và rất thích tắm hơi. Trong những lần được mời qua Phần Lan dạy học, mình cũng thấy người Phần rất khác sau khi uống rượu và trong phòng tắm hơi, họ vui vẻ hơn hẳn so với những lúc khác.
Khi mình hỏi về dự định tương lai thì cả hai người đều nói muốn kiếm việc ở một nước khác để ra khỏi Phần Lan vì cuộc sống ở đó khá là buồn. Mình hỏi buồn như thế nào thì họ trả lời, buồn đến độ rất nhiều người Phần bị trầm cảm (hình 2). Việc bị trầm cảm phổ biến đến độ đối với người Phần, việc uống thuốc trầm cảm trở thành một kiểu thời trang và họ rất thoải mái khi nói về việc họ đang uống thuốc. Và Phần Lan cũng là một trong những nước có tỷ lệ tự tử cao trên thế giới (hình 3).
Continue readingCái Chết Đến Từ Trung Quốc (Death by China)
Đây là một quyển sách rất đáng đọc. Ai đang quan tâm các vấn đề liên quan đến Trung Quốc nên đọc để hiểu rõ bản chất vấn đề. Ai chưa quan tâm thì nên đọc để biết tại sao nên quan tâm. Ai không quan tâm cũng nên đọc để hiểu các mối quan hệ giữa đạo đức, văn hoá, chính trị, quốc phòng, xã hội, kinh tế, môi trường, sức khoẻ như thế nào.
Quyển này được viết bởi Peter Navarro và Greg Autry. Khi Navarro được tổng thống Trump mời vào ban cố vấn thì mình biết ngay là Trump sẽ đánh Trung. Hiện giờ ông là Director of the Office of Trade and Manufacturing Policy của chính phủ Mỹ.
Continue readingÝ Nghĩa Của Những Con Số: Tham Nhũng và Vấn Đề Đi – Ở
Lần đầu tiên mình cầm 1 quyển sách thống kê lên đọc thì ở trang đầu có hàng chữ này: “There are three kinds of lies: lies, damned lies, and statistics.” Tạm dịch là, có ba loại nói dối: nói dối, nói dối thậm tệ, và thống kê.
Đó là điều đầu tiên mà những người học thống kê phải nhớ trước khi bắt đầu bước vào con đường sử dụng số liệu để đưa ra các nhận định. Nó nhấn mạnh rằng, số liệu thống kê, nếu không phân tích và diễn giải đúng thì rất nguy hiểm.
Continue readingNgười Việt Sợ Thay Đổi: Cải Cách Giáo Dục
Khi chỉ trích cách đánh vần theo công nghệ giáo dục, nhiều người bị nói là “người Việt sợ thay đổi” nên luôn phản đối tất cả những cái mới dẫn đến không tiến bộ được. Thật sự người Việt có sợ thay đổi nhiều hơn các dân tộc khác không?
Có lẽ là người Việt sợ thay đổi thật. Một ngàn năm bị Tàu chiếm đóng mà vẫn không đổi qua nói tiếng Hán, một trăm năm bị Pháp chiếm đóng mà vẫn không chịu đổi qua nói tiếng Pháp mà cứ khư khư giữ lấy cái tiếng Việt. Trên thế giới này, có bao nhiêu dân tộc giữ được tiếng nói khi bị chiếm đóng lâu như vậy?
Nhưng nghĩ lại thì có vẻ không phải. Trước đây do không có chữ viết, người Việt nói tiếng Việt nhưng phải viết tiếng Hán. Sau này có chữ Nôm lại đổi qua viết chữ Nôm. Sau đó nữa có chữ Quốc Ngữ thì lại đổi qua chữ Quốc Ngữ. Trên thế giới này, có bao nhiêu dân tộc thay đổi chữ viết toàn bộ nhiều lần như vậy?
Để tìm hiểu vấn đề này một cách bài bản, có lẽ phải đi vào tâm lý học và hành vi học.
Tranh Luận “Công Nghệ Giáo Dục” Dưới Con Mắt Khoa Học Hành Vi
Giải Thích Auto “Chửi”
Trong hành vi học, cách xử lý thông tin của con người đi theo hai hệ thống mà Kehneman (giải Nobel kinh tế) gọi là system 1 và system 2 (xem hình).
Hành vi auto “chửi” thuộc về system 1. Nghe thì có vẻ system 1 là không hay bằng system 2, nhưng thật ra system 1 có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Khi bạn rơi vào một tình huống cần phản ứng nhanh để tồn tại, bạn hoàn toàn không thể sử dụng system 2 để suy nghĩ vì sẽ quá trễ mà bạn phải dựa vào system 1 để phản ứng nhanh mà tồn tại. Do đó, con người được lập trình để phản ứng theo system 1 khi gặp tình huống nguy hiểm. Continue reading