Tag Archives: Giáo dục

Nỗi khổ thòi lòi

thoi loiby Nga Ho-Dac

Thòi lòi xuất thân là cá, nhưng muốn sống trên bờ. Thòi lòi cố gắng để lên bờ, 2 vây trước phát triển để đi được trên bờ, nhưng không chịu mọc chân sau và rụng đuôi như nòng nọc khi biến thành ếch. Hệ hô hấp phát triển để có thể thở trên bờ nhưng đòi hỏi phải có nước bọc quanh người mới thở được nên thòi lòi chỉ có thể sống ở các bãi lầy lấp xấp nước và lăn mình qua lại để người luôn ẩm ướt. Do không thay đổi triệt để, thòi lòi không thể lên bờ hoàn toàn. Do đã thay đổi một ít, thòi lòi không thể cạnh tranh với các loài cá trong môi trường nước. Cuối cùng thòi lòi mắc kẹt ở bãi lầy, lên bờ không được, xuống nước không xong.

Lên bờ cũng tốt, xuống nước cũng hay. Lên bờ được xuống nước được càng tốt. Nhưng đừng để mắt kẹt ở giữa. Ai ăn thòi lòi nướng than bao giờ chưa?

Please ‘like’ the Facebook page and select ‘get notifications’ under the ‘liked’ button or subscribe to the mailing list to receive notifications of new posts.

Du học Hoa Kỳ: tìm học bổng dễ hơn bạn tưởng

by Nga Ho-Dac

Có lẽ Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều nguồn tài chính cho sinh viên sau đại học nhất trên thế giới. Có thể nói đa số sinh viên PhD và phần lớn sinh viên master ở Hoa Kỳ nhận được nguồn tài chính cách này hay cách khác: scholarship, fellowship, và graduate student academic appointments. Trong 3 cách này, cách cuối cùng là nhiều nhất (rất nhiều) và là chủ đề của bài viết này. Continue reading

Phương pháp giảng dạy thực nghiệm

12274419_10206408788431199_798707854862968080_njob fair 2job fair 3by Nga Ho-Dac

Năm 2001, sau khi tốt nghiệp MBA quay về Việt Nam để làm ở trường Bách Khoa, do là “giảng viên trẻ thiếu kinh nghiệm” nên mình chưa được phân công giảng dạy liền. Do mong muốn được giảng dạy, mình tham gia vào TD&T theo lời mời của anh Long để đào tạo cho các công ty như Shell, AC Nielsen, Kimberly & Clark … Đến năm 2002, mình mới được chính thức giảng dạy ở Bách Khoa chuyên về Marketing và sau này thêm vào Business Communication. Những trải nghiệm về đào tạo trong môi trường đại học và trong các công ty lớn làm cho mình nhận ra một điều: Marketing nói riêng và Business nói chung học thì dễ nhưng làm thì khó. Từ đó hình thành nên quan điểm về đào tạo Business: vững lý thuyết và giỏi thực hành. Ngoài việc cung cấp các nền tảng lý thuyết, mình từ từ đưa case study, role play, game vào trong lớp học. Nhưng mình vẫn thấy chưa đủ. Sở dĩ các lớp đào tạo cho doanh nghiệp hiệu quả tốt hơn là vì học viên có thể áp dụng những gì học được vào trong thực tiễn doanh nghiệp, trong khi sinh viên không có cơ hội đó. Trăn trở về điều này đến năm 2005 thì cơ hội đến. Continue reading

Gạch đá, bánh mì kẹp thịt, và kỹ năng giao tiếp

 

Năm 2002, lần đầu tiên cho sinh viên khoa Quản Lý Công Nghiệp trường Bách Khoa trình bày trong lớp. Sau bài trình bày mình hỏi cả lớp có ý kiến gì không. Thế là một đống gạch đá bay đến nhóm trình bày 🙁 mình nghe mà xót cả ruột. Sau đó mình phải bỏ bài giảng để thuyết phục cả lớp sử dụng cách góp ý theo kiểu bánh mì kẹp thịt (sandwich feedback), 2 lớp bánh mì là khen, lớp thịt ở giữa là góp ý xây dựng. Trước hết phải khen người ta cái gì đó (1) là để thể hiện mình thấy được giá trị của việc họ làm (2) là để giảm những rào cản tâm lý phòng thủ để họ dễ tiếp nhận góp ý sau đó. Phần ở giữa là góp ý xây dựng, nói cho họ biết làm thế nào để tốt hơn. Phần cuối là khen ngợi về tổng thể những gì họ làm và thể hiện mong muốn họ sẽ làm tốt hơn. Từ đó mình quy định, trong lớp phải sử dụng bánh mì kẹp thịt.

Continue reading

Trường quốc tế

by Nga Ho-Dac

Thỉnh thoảng được hỏi là nên chọn trường quốc tế hay trường VN cho trẻ em. Mình không biết trả lời làm sao vì đến giờ vẫn chưa hiểu được khái niệm “trường quốc tế,” càng không hiểu được “chương trình giáo dục quốc tế.” Làm trong ngành giáo dục ở Mỹ, thậm chí mình còn không biết được chương trình giáo dục Mỹ là như thế nào. Continue reading