Tag Archives: Giao tiếp

Người Việt Sợ Thay Đổi: Cải Cách Giáo Dục

Khi chỉ trích cách đánh vần theo công nghệ giáo dục, nhiều người bị nói là “người Việt sợ thay đổi” nên luôn phản đối tất cả những cái mới dẫn đến không tiến bộ được. Thật sự người Việt có sợ thay đổi nhiều hơn các dân tộc khác không?

Có lẽ là người Việt sợ thay đổi thật. Một ngàn năm bị Tàu chiếm đóng mà vẫn không đổi qua nói tiếng Hán, một trăm năm bị Pháp chiếm đóng mà vẫn không chịu đổi qua nói tiếng Pháp mà cứ khư khư giữ lấy cái tiếng Việt. Trên thế giới này, có bao nhiêu dân tộc giữ được tiếng nói khi bị chiếm đóng lâu như vậy?

Nhưng nghĩ lại thì có vẻ không phải. Trước đây do không có chữ viết, người Việt nói tiếng Việt nhưng phải viết tiếng Hán. Sau này có chữ Nôm lại đổi qua viết chữ Nôm. Sau đó nữa có chữ Quốc Ngữ thì lại đổi qua chữ Quốc Ngữ. Trên thế giới này, có bao nhiêu dân tộc thay đổi chữ viết toàn bộ nhiều lần như vậy?

Để tìm hiểu vấn đề này một cách bài bản, có lẽ phải đi vào tâm lý học và hành vi học.

Continue reading

Tranh Luận “Công Nghệ Giáo Dục” Dưới Con Mắt Khoa Học Hành Vi

Giải Thích Auto “Chửi”

Trong hành vi học, cách xử lý thông tin của con người đi theo hai hệ thống mà Kehneman (giải Nobel kinh tế) gọi là system 1 và system 2 (xem hình).

Hành vi auto “chửi” thuộc về system 1. Nghe thì có vẻ system 1 là không hay bằng system 2, nhưng thật ra system 1 có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Khi bạn rơi vào một tình huống cần phản ứng nhanh để tồn tại, bạn hoàn toàn không thể sử dụng system 2 để suy nghĩ vì sẽ quá trễ mà bạn phải dựa vào system 1 để phản ứng nhanh mà tồn tại. Do đó, con người được lập trình để phản ứng theo system 1 khi gặp tình huống nguy hiểm.  Continue reading

Tại sao chính khách nước ngoài khoái đến Việt Nam ăn hàng?

by Nga Ho-Dac

TrudeauTrudeau

Obama ăn bún chả bình dân, Trudeau uống cà phê vỉa hè, Turnbull ăn bánh mì vỉa hè. Tại sao? Tại vì chúng ta tung hô những chuyện như thế và chuyện đó rẻ tiền. Không có ý chê bai xấu hay dở. Mà là theo nghĩa đen. Làm như vậy không tốn kém gì mấy. Trong khi đó lại được quá nhiều, quá hiệu quả.

Thật ra đó là một tiểu xảo trong kỹ thuật bán hàng gọi là bắt chước (mimicry) hay phản chiếu (mirror). Đại khái là bắt chước điệu bộ, cách nói chuyện, ăn mặc, … của khách hàng. Việc làm đó dễ chiếm được thiện cảm của khách hàng vì tạo ra cảm giác quen thuộc, gần gũi. Khách hàng có vì vậy mà mua hàng không? Cái này còn tuỳ theo là khách hàng xử lý thông tin theo tuyến trung tâm (central route) hay tuyến ngoại vi (peripheral route). Continue reading

Nói (viết) đúng chưa chắc hiểu đúng

by Nga Ho-Dac

Có bao giờ bạn cảm thấy rằng mình đã nói hay viết rất đúng, nhưng người nghe hay đọc lại không hiểu đúng ý của bạn? Có nhiều lý do có thể dẫn đến tình trạng này. Một trong những lý do đó là …. À hay là mình hãy làm một ví dụ nhé. Bạn hãy đọc thử xem bạn hiểu câu chuyện sau đây như thế nào! Continue reading

Chi tiết cụ thể nhỏ mà lớn

by Nga Ho-Dac

“Bữa nào đến nhà chơi nhé”
“Tối mai đến nhà chơi nhé”

Hai câu gần như giống nhau nhưng mà ý nghĩa thì hoàn toàn khác nhau. Một là lời nói xã giao, một là lời mời đến nhà chơi. Chi tiết cụ thể nhỏ xíu “tối mai” chính là yếu tố làm ra sự khác biệt lớn đó.

Continue reading

Sự tương quan giữa “cụ thể” và “trung thực”

WP_20150704_13_22_37_Proby Nga Ho-Dac

“Một nửa sự thật là sự dối trá tinh vi”, đã từng thấy câu này ở đâu đó. Do đó, tính cụ thể là một phần tất yếu của sự trung thực. Nếu không đưa ra thông tin cụ thể, thì tất yếu có sự hiểu lầm. Nên mình rất thích tính cụ thể của thông tin. Ví dụ như bảng quảng cáo của quán ăn trong hình (Mình không liên quan gì đến quán này nhé). Thông tin đưa rõ ràng, cụ thể. Điều này làm cho mình tin tưởng. Các bạn làm quảng cáo chắc sẽ chê cái bảng này trên nhiều phương diện. Nhưng đây không phải là điều mình muốn nói ở đây. Continue reading

Tên Việt trong giao tiếp với người nước ngoài

nameby Nga Ho-Dac

Small talks là những cuộc nói chuyện xã giao ngắn. Giới thiệu tên là một trong những small talks thông dụng khi gặp gỡ người lạ. Khi được người khác giới thiệu tên, mình nên lặp lại để chắc rằng mình phát âm tên của họ đúng, việc hỏi cách phát âm, đánh vần cũng là bình thường. Thường người lịch sự cũng sẽ làm như vậy với bạn. Tên Việt có ưu điểm là … khó phát âm. Continue reading

Gạch đá, bánh mì kẹp thịt, và kỹ năng giao tiếp

 

Năm 2002, lần đầu tiên cho sinh viên khoa Quản Lý Công Nghiệp trường Bách Khoa trình bày trong lớp. Sau bài trình bày mình hỏi cả lớp có ý kiến gì không. Thế là một đống gạch đá bay đến nhóm trình bày 🙁 mình nghe mà xót cả ruột. Sau đó mình phải bỏ bài giảng để thuyết phục cả lớp sử dụng cách góp ý theo kiểu bánh mì kẹp thịt (sandwich feedback), 2 lớp bánh mì là khen, lớp thịt ở giữa là góp ý xây dựng. Trước hết phải khen người ta cái gì đó (1) là để thể hiện mình thấy được giá trị của việc họ làm (2) là để giảm những rào cản tâm lý phòng thủ để họ dễ tiếp nhận góp ý sau đó. Phần ở giữa là góp ý xây dựng, nói cho họ biết làm thế nào để tốt hơn. Phần cuối là khen ngợi về tổng thể những gì họ làm và thể hiện mong muốn họ sẽ làm tốt hơn. Từ đó mình quy định, trong lớp phải sử dụng bánh mì kẹp thịt.

Continue reading