Học phí trung bình đại học tư ở Mỹ là $35.830 một năm. Nhưng đó là “sticker price” tức là giá niêm yết. Một điều nhiều người (nhất là không sống ở Mỹ) không biết là đại đa số sinh viên không ai trả học phí niêm yết ở trường tư cả. Năm 2019, trung bình một sinh viên nhận $21.220 hỗ trợ tài chính các loại. Do đó, chi phí thật sự theo học đại học tư của Mỹ chỉ có $14.610/năm.
Tại sao các trường đại học tư ở Mỹ lại để học phí niêm yết rất cao nhưng lại chỉ lấy học phí thật sự thấp hơn rất nhiều? Vì làm như thế có 2 lợi ích:
Đây là một quyển sách rất đáng đọc. Ai đang quan tâm các vấn đề liên quan đến Trung Quốc nên đọc để hiểu rõ bản chất vấn đề. Ai chưa quan tâm thì nên đọc để biết tại sao nên quan tâm. Ai không quan tâm cũng nên đọc để hiểu các mối quan hệ giữa đạo đức, văn hoá, chính trị, quốc phòng, xã hội, kinh tế, môi trường, sức khoẻ như thế nào.
Quyển này được viết bởi Peter Navarro và Greg Autry. Khi Navarro được tổng thống Trump mời vào ban cố vấn thì mình biết ngay là Trump sẽ đánh Trung. Hiện giờ ông là Director of the Office of Trade and Manufacturing Policy của chính phủ Mỹ.
Trong kinh tế học, có 2 cách kiếm tiền: profit-seeking và rent-seeking. Profit-seeking là bạn tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội và được hưởng một phần trong đó. Trong khi đó rent-seeking là bạn không tạo ra bất kỳ giá trị nào mà sử dụng các lợi thế không lành mạnh để lấy tiền từ người khác.
Vô Chiêu Thắng Hữu Chiêu là vô địch thiên hạ trong thế giới kiếm hiệp của Kim Dung. Kim Dung đề cập đến nhân vật vô địch thiên hạ Độc Cô Cầu Bại lần đầu tiên trong Thần Điêu Đại Hiệp nhưng không nói rõ tại sao ông ta lại không có đối thủ, chỉ biết rằng ông ấy đánh đâu thắng đó, suốt cuộc đời cầu bại 1 lần mà không được. Có lẽ lúc đó Kim Dung cũng chưa tìm được cách lý giải làm thế nào để vô địch tuyệt đối như vậy. Sau đó trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký, ông giới thiệu khái niệm Vô Chiêu Thắng Hữu Chiêu khi Trương Tam Phong truyền thụ Thái Cực Kiếm cho Trương Vô Kỵ. Lần đầu khi Trương Tam Phong múa kiếm, Vô Kỵ nhớ được 70% chiêu thức. Lần thứ 2, Vô Kỵ mừng rỡ reo lên “con chỉ nhớ được 30% chiêu thức.” Trong mấy trăm cao thủ đứng nhìn, chỉ có 1 mình Vô Kỵ nhận thức được điều kỳ diệu của Thái Cực Kiếm là kiếm ý chứ không phải kiếm thức. Khi lĩnh hội được kiếm ý thì không cần nhớ kiếm thức nữa. Tuy đã đi được đến khái niệm kiếm thức không quan trọng bằng kiếm ý, Kim Dung lúc này vẫn chưa lý giải được làm thế nào vô chiêu thắng được hữu chiêu.
Đây là quà Trung Thu dành cho người lớn. Chống chỉ định cho trẻ em và người không chịu lớn!
Chàng là hoàng tử (kind of) còn nàng là một cô gái nghèo (kind of, giáo sư ở Mỹ là nghèo rồi). Sau bao sóng gió thì cũng có cái kết happily ever after (kind of). Không biết bao nhiêu phim được làm theo mô típ này rồi. Nếu Crazy Rich Asians cũng làm theo mô típ này thì chả có gì đáng xem cả. Cái hay là ở chỗ, nàng cũng không phải thuộc dạng vừa đâu. Nàng là giáo sư kinh tế, chuyên ngành Lý thuyết trò chơi (game theory). Sao bao nhiêu ngành mà tác giả không chọn lại chọn game theory? Đó là cái gợi mở để dẫn dắt câu chuyện theo một hướng khác với Cô Gái Lọ Lem.
Các thể loại trẻ em nên dừng lại ở đây và đi chơi Trung Thu đi hen. Cô Gái Lọ Lem là đẹp đẽ rồi, không nên tìm hiểu sâu làm gì. Đoạn sau chỉ dành cho người lớn. Continue reading →
Thế nhưng những gì Vingroup lấy lại là nhiều vô kể: truyền thông bao phủ (nếu chi tiền quảng cáo để có độ bao phủ này thì mất bao nhiêu tiền?). Nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ. Những chuyện lớn hơn là tăng khả năng thu hút vốn, nhân sự, công nghệ; tăng giá trị thương hiệu để từ đó tăng giá bất động sản, xe hơi và tất cả những gì mà Vingroup đang và sẽ bán. Một thương vụ quá hời!
Quỹ đầu tư thường mua đi để bán lại. Do đó về cơ bản lợi ích của họ trong công ty của bạn là ngắn hạn (trung bình 5 năm). Mục tiêu của họ là trong thời gian đó, họ phải đạt được lợi ích tối đa. Điều này có vẻ cũng trùng với mục tiêu của bạn. Không phải bạn cũng muốn công ty của bạn tối đa lợi nhuận hay sao? Nhưng chưa chắc như vậy! Điểm mấu chốt nằm ở chỗ “ngắn hạn”.
Nguồn: dealstreetasia.com
Nếu điều bạn muốn là sau 5 năm đó, bạn cũng bán luôn công ty thì mục tiêu của bạn và quỹ là giống nhau. Còn nếu bạn muốn duy trì lâu dài thì lợi ích của bạn và quỹ có nhiều mâu thuẫn vì tối đa lợi ích trong ngắn hạn thường là phải trả giá trong dài hạn. Những biện pháp gia tăng hiệu quả trong ngắn hạn quá cực đoan sẽ dẫn đến nhiều rủi ro trong dài hạn.
Khi mâu thuẫn xảy ra thì thường bạn là người chịu thiệt. Vì sao?
Sau khi bán được một sản phẩm cho một khách hàng, bạn chọn lựa bước tiếp theo như thế nào? (1) bán tiếp sản phẩm đó cho khách hàng thứ hai hay (2) bán tiếp sản phẩm thứ hai cho khách hàng đó? Đây là bài toán customer-centric marketing vs. product-centric marketing.
Nếu bạn bán một loại điện thoại, bạn sẽ nhắm đến khách hàng nam hay nữ, độ tuổi bao nhiêu? Hay bạn không cần quan tâm đến độ tuổi và giới tính mà chỉ cần biết cụ thể ai sẽ có khả năng mua sản phẩm của bạn và chỉ nhắm đến những người đó thôi? Đây là bài toán demographics vs. behavioral targeting.
Thật ra hai bài toán này lại liên quan mật thiết với nhau và mối quan hệ giữa hai bài toán này chính là khả năng thu thập, quản lý, và xử lý dữ liệu của bạn.
Video sau đây kể hai câu chuyện có vẻ độc lập:
(1) Sự dịch chuyển từ product-centric marketing sang customer-centric marketing
(2) Sự dịch chuyển từ demographics targeting sang behavioral targeting
và sau đó là câu chuyện thứ ba của big data liên kết hai bài toán ở trên lại với nhau. Đây chính là là những thay đổi cơ bản về marketing hiện nay.
Các quan chức chính phủ và đại biểu quốc hội đều phát biểu rằng các đặc khu kinh tế là để mời gọi “phượng hoàng” vào lót ổ chứ không dành cho “chim sẻ” như một lập luận để biện minh cho việc cho thuê đất dài hạn 99 năm. Thế nhưng lập luận này có cơ sở gì hay không? Để làm sáng tỏ thì phải nói rõ “phượng hoàng” là gì? họ có cần nhiều đất trong thời gian dài hay không? Continue reading →
Một bài học về định vị thị trường (positioning) và phát triển sản phẩm.
Mình có một thành kiến với người châu Âu là họ thường không dám ăn (và hay phê phán) những gì không truyền thống theo văn hoá của họ. Người châu Âu duy nhất mà mình biết dám ăn các món phi truyền thống một cách ngon lành là de Bono, tác giả của “Six Thinking Hats“. Trong thời gian ông ấy làm việc với mình ở Việt Nam, ông ấy đã ăn rất nhiều món mà ngay cả nhiều người Việt chưa chắc dám ăn.
Do đó, mình rất ngạc nhiên khi được mời ăn dế ở Phần Lan trong chuyến làm việc ở châu Âu vừa rồi. Thật là khó tưởng tượng khi dế trở thành một món ăn thời thượng ở châu Âu. Thế nhưng, đó là điều đang xảy ra. Trước đây, do dế không nằm trong danh mục thực phẩm, các công ty bán dế thực phẩm với nhãn “dùng để trang trí” để lách luật mặc dù ai cũng biết là mọi người mua dế về để ăn 😀 Năm 2015, châu Âu thông qua luật xếp dế và các côn trùng vào danh mục thực phẩm và bây giờ các công ty có thể bán dế thực phẩm một cách công khai. Sau đó, hàng loạt startups thực phẩm từ côn trùng được ra đời. Làm thế nào mà dế trở nên một món ăn thời thượng như vậy ở châu Âu? Continue reading →