Tag Archives: Kinh doanh

Cô gái, Facebook, và thu hút đầu tư và nhân lực

by Nga Ho-Dac

Mình có cô bạn thân hình đồng hồ cát, lúc nào cũng mặc đồ bó làm nổi bật các đường cong hấp dẫn. Cô ấy hay phàn nàn là sao đàn ông theo em thì nhiều mà toàn người háo sắc. Em ghét đàn ông chỉ quan tâm đến bề ngoài phụ nữ nên bây giờ em vẫn chưa quen ai. Sau này nghe lời khuyên bạn bè, cô ấy ăn mặc kín đáo, đi học nấu ăn. Lâu ngày gặp lại cô ấy than: sao đàn ông theo em toàn người háo ăn?! Continue reading

Đòn bẩy trong đầu tư tài chính: ai có lợi?

by Nga Ho-Dac

Trong bài trước, ta đã biết thu nhập tài chính phụ thuộc vào 3 yếu tố: vốn, thời gian, và suất thu lợi (kèm theo rủi ro). Nếu muốn làm giàu nhanh chóng với ít vốn thì chỉ có 1 cách: tăng suất thu lợi lên cao. Có một cách được các tay môi giới cổ súy là sử dụng đòn bẩy, bản chất là vay tiền để đầu tư tài chính. Đúng là đòn bẩy làm tăng suất thu lợi nhưng ít ai đề cập đến đòn bẩy cũng tăng rủi ro … với tốc độ nhanh hơn. Continue reading

Thu nhập thụ động: bạn có thể làm tốt hơn Donald Trump

by Nga Ho-Dac

Thu nhập thụ động là một khái niệm nghe rất hấp dẫn. Nhưng thật sự thu nhập thụ động là gì? Tại sao có tên gọi đó? Làm sao để tối ưu thu nhập thụ động? Làm thế nào để hơn Donald Trump?

Thu nhập thụ động là thu nhập có được không từ sức lao động (hoặt đòi hỏi rất ít sức lao động). Ngược lại với thu nhập thụ động là thu nhập chủ động, chính là thu nhập từ sức lao động (trí óc và tay chân). Nhưng sự phân loại này bị chỉ trích rất nhiều do tạo ra nhiều sự hiểu lầm là thu nhập thụ động “tốt” hơn thu nhập chủ động vì đòi hỏi ít hơn. Thật ra không có thu nhập nào có được từ không có gì cả. Thu nhập thụ động không đến từ sức lao động (labor) nhưng đến từ vốn (capital). Do đó, các sách vở chính quy thường gọi thu nhập từ vốn (capital) thay cho thu nhập thụ động và thu nhập từ sức lao động (labor) thay cho thu nhập chủ động. Có lẽ đây là cách gọi chính xác hơn. Continue reading

Phương pháp giảng dạy thực nghiệm

12274419_10206408788431199_798707854862968080_njob fair 2job fair 3by Nga Ho-Dac

Năm 2001, sau khi tốt nghiệp MBA quay về Việt Nam để làm ở trường Bách Khoa, do là “giảng viên trẻ thiếu kinh nghiệm” nên mình chưa được phân công giảng dạy liền. Do mong muốn được giảng dạy, mình tham gia vào TD&T theo lời mời của anh Long để đào tạo cho các công ty như Shell, AC Nielsen, Kimberly & Clark … Đến năm 2002, mình mới được chính thức giảng dạy ở Bách Khoa chuyên về Marketing và sau này thêm vào Business Communication. Những trải nghiệm về đào tạo trong môi trường đại học và trong các công ty lớn làm cho mình nhận ra một điều: Marketing nói riêng và Business nói chung học thì dễ nhưng làm thì khó. Từ đó hình thành nên quan điểm về đào tạo Business: vững lý thuyết và giỏi thực hành. Ngoài việc cung cấp các nền tảng lý thuyết, mình từ từ đưa case study, role play, game vào trong lớp học. Nhưng mình vẫn thấy chưa đủ. Sở dĩ các lớp đào tạo cho doanh nghiệp hiệu quả tốt hơn là vì học viên có thể áp dụng những gì học được vào trong thực tiễn doanh nghiệp, trong khi sinh viên không có cơ hội đó. Trăn trở về điều này đến năm 2005 thì cơ hội đến. Continue reading

Sự tương quan giữa “cụ thể” và “trung thực”

WP_20150704_13_22_37_Proby Nga Ho-Dac

“Một nửa sự thật là sự dối trá tinh vi”, đã từng thấy câu này ở đâu đó. Do đó, tính cụ thể là một phần tất yếu của sự trung thực. Nếu không đưa ra thông tin cụ thể, thì tất yếu có sự hiểu lầm. Nên mình rất thích tính cụ thể của thông tin. Ví dụ như bảng quảng cáo của quán ăn trong hình (Mình không liên quan gì đến quán này nhé). Thông tin đưa rõ ràng, cụ thể. Điều này làm cho mình tin tưởng. Các bạn làm quảng cáo chắc sẽ chê cái bảng này trên nhiều phương diện. Nhưng đây không phải là điều mình muốn nói ở đây. Continue reading

Gạch đá, bánh mì kẹp thịt, và kỹ năng giao tiếp

 

Năm 2002, lần đầu tiên cho sinh viên khoa Quản Lý Công Nghiệp trường Bách Khoa trình bày trong lớp. Sau bài trình bày mình hỏi cả lớp có ý kiến gì không. Thế là một đống gạch đá bay đến nhóm trình bày 🙁 mình nghe mà xót cả ruột. Sau đó mình phải bỏ bài giảng để thuyết phục cả lớp sử dụng cách góp ý theo kiểu bánh mì kẹp thịt (sandwich feedback), 2 lớp bánh mì là khen, lớp thịt ở giữa là góp ý xây dựng. Trước hết phải khen người ta cái gì đó (1) là để thể hiện mình thấy được giá trị của việc họ làm (2) là để giảm những rào cản tâm lý phòng thủ để họ dễ tiếp nhận góp ý sau đó. Phần ở giữa là góp ý xây dựng, nói cho họ biết làm thế nào để tốt hơn. Phần cuối là khen ngợi về tổng thể những gì họ làm và thể hiện mong muốn họ sẽ làm tốt hơn. Từ đó mình quy định, trong lớp phải sử dụng bánh mì kẹp thịt.

Continue reading

Tầm nhìn (vision)

CaliforniaNevadaby Nga Ho-Dac

Hai tấm hình này được chụp từ biên giới California/Nevada ở 1 thị trấn nhỏ giữa 2 tiểu bang. 1 tấm là phần thuộc về California, tấm còn lại là phần của Nevada. Rõ ràng California và Nevada có tầm nhìn rất khác nhau cho thị trấn này. Hai phần thị trấn này có các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh giống nhau nhưng trở thành 2 cộng đồng (và 2 nền kinh tế) rất khác nhau. Continue reading

Gánh bún bò và data-driven marketing

by Nga Ho-Dac

Mỗi lần mình vừa ngồi xuống gánh bún bò là bà Ba đưa ngay cho mình một tô giò gân nước trong cùng với dĩa rau trụng nhiều bắp chuối. Đó là đỉnh cao của data-driven marketing: customization. Cung cấp cho khách hàng đúng những cái họ cần vào đúng lúc. Vấn đề là làm sao scale up lên cho những công ty lớn hơn và đa dạng hơn? Continue reading

Lợi thế cạnh tranh bền vững

by Nga Ho-Dac

Ngày xưa có một con hẻm, nhà nhà bán cháo vịt. Bảng hiệu là các con vịt treo lủng lẳng. Bỗng một hôm, nghe theo tin đồn, anh Ba đi học khóa bí quyết làm giàu ở nước ngoài. Anh học được một bí quyết …
Anh về nhà, làm bảng hiệu bằng đèn neon màu chớp nháy. Chẳng mấy chốc quán nhà anh thu hút được nhiều khách hơn hẳn các quán khác trong hẻm. Giấc mơ làm giàu gần như đã chạm…được. Continue reading