by Nga Ho-Dac
Trong khi phần lớn PhDs về science ở Hoa Kỳ phải trải qua giai đoạn postdoc (Việc làm cho PhDs khoa học và kỹ thuật ở Hoa Kỳ) và chỉ có số rất ít trong đó kiếm được vị trí assistant professor sau đó (Con đường nghề nghiệp khi học PhD), PhDs về business thường không phải qua giai đoạn postdoc mà lên thẳng assistant professor. Điều này là do sự khác biệt trong việc đào tạo cũng như thị trường việc làm giữa 2 ngành.
Các trường science thường tuyển rất nhiều PhD students, làm cho cung vượt xa cầu: số lượng PhDs về science ra trường lớn hơn số lượng việc làm rất nhiều. Làm cho gần 50% PhDs về science ra trường không tìm được việc làm ở Hoa Kỳ, phần còn lại chỉ kiếm được vị trí postdoc. Nên nhớ postdoc là công việc tạm thời, rất bấp bênh, lương thấp, và phần lớn không có benefits như bảo hiểm và lương hưu. Sở dĩ có hiện tượng này là do các ngành science cần lượng lớn lao động ‘tay chân’ để làm thí nghiệm. Mỗi phòng lab cần cả chục người làm những việc này. Nếu tuyển technicians thì rất tốn kém do lương cao và còn phải trả benefits. Trong khi đó PhD students và postdocs là lực lượng giỏi hơn, có động lực làm việc cao hơn, và chi phí thấp hơn rất nhiều. Như vậy thị trường việc làm của PhDs về science như một hình phễu: số lượng PhDs lớn hơn rất nhiều số lượng postdocs và số lượng postdocs lớn hơn rất rất nhiều số lượng assistant professors.
Trong khi đó, các trường business thường chỉ tuyển số lượng rất ít PhD students (department của mình mỗi năm chỉ tuyển 2 người), chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm. Điều này là do các ngành business khi làm nghiên cứu ít khi cần lao động ‘tay chân’, không cần tuyển PhD students để làm những việc này. Do đó, PhD students về business thường được đào tạo khả năng nghiên cứu độc lập từ sớm để họ có thể đảm nhận vị trí assistant professor khi vừa ra trường mà không thông qua giai đoạn postdoc. Thường PhD students về business kiếm vị trí assistant professor khoảng 1 năm trước khi tốt nghiệp. Khi có được việc làm, họ sẽ được cho tốt nghiệp.
Cuối mỗi mùa tìm việc, mỗi ngành sẽ có thống kê về thị trường việc làm như: ai tốt nghiệp ở đâu rồi đến đâu làm assistant professor, thông tin về lương, yêu cầu để vào biên chế (tenure), số lượng xuất bản của ứng viên. Ví dụ như đây là thống kê thị trường việc làm PhD về marketing năm 2015. Những thông tin này rất quan trọng cho những ai muốn tìm việc làm trong thị trường này cũng như lựa chọn ngành học khi quyết định học PhD. Con đường nghề nghiệp khi học PhD đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức, bạn nên tìm hiểu kỹ chương trình đào tạo cũng như thị trường việc làm trước khi dấn thân, không phải cứ có học bổng là đi mà không biết phía trước thế nào và mình có những chọn lựa nào.
Please ‘like’ the Facebook page and select ‘get notifications’ under the ‘liked’ button or subscribe to the mailing list to receive notifications of new posts.