Tiêu chí phản trực quan (counter intuitive) trong nghiên cứu khoa học hành vi

by Nga Ho-Dac

Các ngành khoa học hành vi như marketing, sociology, … gặp một thử thách rất khác biệt với các ngành khoa học tự nhiên là chúng ta nghiên chành vi con người. Vì là hành vi con người nên người nào cũng biết và có common sense hay intuition. Do đó, rất nhiều nghiên cứu sau khi hoàn tất gặp phải vấn đề: common sense hay intuitive, tức là không cần nghiên cứu đó thì mọi người cũng biết. Ví dụ như: Tăng quảng cáo sẽ tăng doanh thu, người cấp dưới nịnh người cấp trên, …

Vì vậy, trong các ngành khoa học hành vi có một tiêu chí đánh giá rất quan trọng là phản trực quan (counter intuitive), tức là kết quả nghiên cứu của bạn phải khác với trực quan hay common sense của mọi người. Ví dụ: Bạn tìm ra những tình huống mà tăng quảng cáo lại làm giảm doanh thu. Một nghiên cứu hành vi phải có tính phản trực quan, nếu không sẽ không có giá trị cao vì mọi người đã biết mà không cần nghiên cứu đó.

Please ‘like’ the Facebook page and select ‘get notifications’ under the ‘liked’ button or subscribe to the mailing list to receive notifications of new posts.