Tag Archives: Đầu tư

Cái Chết Đến Từ Trung Quốc (Death by China)

Đây là một quyển sách rất đáng đọc. Ai đang quan tâm các vấn đề liên quan đến Trung Quốc nên đọc để hiểu rõ bản chất vấn đề. Ai chưa quan tâm thì nên đọc để biết tại sao nên quan tâm. Ai không quan tâm cũng nên đọc để hiểu các mối quan hệ giữa đạo đức, văn hoá, chính trị, quốc phòng, xã hội, kinh tế, môi trường, sức khoẻ như thế nào.

Quyển này được viết bởi Peter Navarro và Greg Autry. Khi Navarro được tổng thống Trump mời vào ban cố vấn thì mình biết ngay là Trump sẽ đánh Trung. Hiện giờ ông là Director of the Office of Trade and Manufacturing Policy của chính phủ Mỹ.

Continue reading

Chơi Với Quỹ Đầu Tư Là Phải Hiểu Họ

Quỹ đầu tư thường mua đi để bán lại. Do đó về cơ bản lợi ích của họ trong công ty của bạn là ngắn hạn (trung bình 5 năm). Mục tiêu của họ là trong thời gian đó, họ phải đạt được lợi ích tối đa. Điều này có vẻ cũng trùng với mục tiêu của bạn. Không phải bạn cũng muốn công ty của bạn tối đa lợi nhuận hay sao? Nhưng chưa chắc như vậy! Điểm mấu chốt nằm ở chỗ “ngắn hạn”.

Nguồn: dealstreetasia.com

Nếu điều bạn muốn là sau 5 năm đó, bạn cũng bán luôn công ty thì mục tiêu của bạn và quỹ là giống nhau. Còn nếu bạn muốn duy trì lâu dài thì lợi ích của bạn và quỹ có nhiều mâu thuẫn vì tối đa lợi ích trong ngắn hạn thường là phải trả giá trong dài hạn. Những biện pháp gia tăng hiệu quả trong ngắn hạn quá cực đoan sẽ dẫn đến nhiều rủi ro trong dài hạn.

Khi mâu thuẫn xảy ra thì thường bạn là người chịu thiệt. Vì sao?

Continue reading

Đặc Khu Kinh Tế 4.0

Các quan chức chính phủ và đại biểu quốc hội đều phát biểu rằng các đặc khu kinh tế là để mời gọi “phượng hoàng” vào lót ổ chứ không dành cho “chim sẻ” như một lập luận để biện minh cho việc cho thuê đất dài hạn 99 năm. Thế nhưng lập luận này có cơ sở gì hay không? Để làm sáng tỏ thì phải nói rõ “phượng hoàng” là gì? họ có cần nhiều đất trong thời gian dài hay không? Continue reading

Đánh giá Đại Học: Theo tiêu chí nào?

by Nga Ho-Dac

Khi Times Higher Education công bố xếp hạng các trường đại học, Việt Nam không có trường nào lọt vào 350 trường ở châu Á. Các trường đại học Việt Nam nhận được rất nhiều chỉ trích. Có thể phân loại các chỉ trích làm 3 nhóm:

  1. Những người trong ngành giáo dục Việt Nam chỉ trích các trường để cố gắng chứng tỏ rằng, đây không phải là lỗi của họ.
  2. Những người ngoài ngành chỉ trích các trường để cố gắng chứng tỏ rằng, Việt Nam kém phát triển không phải là lỗi của họ mà của ngành giáo dục.
  3. Những người đang hoặc đã từng làm việc hoặc học tập ở nước ngoài chỉ trích để cố gắng chứng tỏ rằng, họ hay hơn, giỏi hơn các đồng nghiệp trong nước.

Continue reading

Thâm nhập thị trường Mỹ: tại sao và như thế nào?

Trao đổi ngắn về thị trường Mỹ với bạn Quốc Khánh:

Please ‘like’ the Facebook page and select ‘get notifications’ under the ‘liked’ button or subscribe to the mailing list to receive notifications of new posts.

Startups vs. SMEs

by Nga Ho-Dac

Startup vs. SMETí và Tèo là hai bạn thân lớn lên ở miền Trung. Hai bạn nhận thấy thị trường đang có nhu cầu cá sạch và nhu cầu này sẽ ngày càng nhiều. Thế là Tí và Tèo rủ nhau khởi nghiệp để đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên Tí và Tèo có quá nhiều khác biệt nên 2 bạn quyết định làm riêng.

Giải pháp của Tí là thu mua cá ở những vùng biển sạch, kiểm định hàm lượng độc chất và phân loại cá trước khi bán để bảo đảm nguồn cá sạch. Tí bắt đầu bằng 1 trung tâm thu mua và kiểm định cá. Vì kế hoạch kinh doanh tốt và ít rủi ro nên Tí vay được tiền ngân hàng để mở 1 trung tâm đầu tiên. Continue reading

Visa 5 năm để làm start-up ở Mỹ

by Đinh Công Bằng

visa

Sở Di trú Mỹ đang hoàn tất một chương trình visa mới cho phép những doanh nhân, và chồng/vợ con dưới 18t, có (1) cổ phần tối thiểu 15% ở một doanh nghiệp mới được (2) thành lập trong 3 năm gần đây, (3) (a) đã nhận được vốn đầu tư tối thiểu 345 nghìn từ nhà đầu tư Mỹ/hoặc (b) đã thắng hợp đồng trị giá 100 nghìn từ chính phủ Mỹ/hoặc (c) gần đạt được một trong hai chỉ tiêu a/b trên cộng với triển vọng phát triển/tạo công việc làm. Tổng thống Obama rất có thể sẽ ký thông qua triển khai chương trình visa này trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm 2016. Đây là một nỗ lực mới của chính phủ Hoa kỳ nhằm thu hút chất xám từ các doanh nhân năng động nước ngoài vào các lĩnh vực kinh tế mới phát triển. Toàn văn dự thảo chương trình visa này lưu tại đây https://www.uscis.gov/…/Articl…/FR_2016-20663_793250_OFR.pdf. Và đây là bản tin của Sở Di trú https://www.uscis.gov/…/uscis-proposes-rule-to-welcome-inte…

Continue reading

Vụ Formosa gây ra thảm họa môi trường, kinh tế, xã hội: Xử lý như thế nào là hợp lý?

by Nga Ho-Dac

Formosa dead fish

Source: tuoitrenews.vn

Khi một công ty như Formosa gây ra thảm họa môi trường, kinh tế, xã hội như vậy thì cần phải xử lý theo 3 hướng: phạt, bồi thường và xử lý hậu quả, và phòng ngừa tái diễn.

  1. Phạt: mức phạt phải cao hơn chi phí phòng ngừa thảm họa đáng kể. Như vậy mức phạt mới đủ sức răn đe làm cho các công ty phải chi đủ để phòng ngừa thảm họa. Nếu mức phạt thấp hơn chi phí cần thiết để phòng ngừa thảm họa thì các công ty sẽ không chi đủ để phòng ngừa thảm họa mà sẵn sàng để cho thảm họa xảy ra rồi đóng phạt vì như vậy rẻ hơn. Theo Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN, nhận xét: “Công nghệ xử lý chất thải trong công nghiệp luyện thép rất đắt đỏ, chiếm tới 25 – 30% tổng chi phí dự án.” Như vậy chi phí phòng ngừa thảm họa một dự án 10 tỷ USD như Formosa Vũng Áng là khoảng 3 tỷ USD. Như vậy số tiền phạt Formosa phải lớn hơn con số này đáng kể. Các mức phạt thấp hơn chỉ là khuyến khích Formosa tiếp tục làm bậy.
  2. Bồi thường và xử lý hậu quả: Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể, công ty, cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng đều nên kiện Formosa để bồi thường thiệt hại về vật chất, thời gian, sinh mạng, sức khỏe, tinh thần, etc. Các cơ quan tố tụng phải có trách nhiệm khởi kiện để đòi bồi thường cho các bên liên quan, đặc biệt là các thiệt hại và chi phí xử lý hậu quả của nhà nước và toàn dân. Các tổ chức, cá nhân cần phải khởi kiện để đòi bồi thường thiệt hại và xử lý hậu quả tác động đến họ. Để tăng tính hiệu quả, có thể liên danh để kiện. Để bảo đảm dòng tiền bồi thường và xử lý hậu quả cho các vụ kiện này, Formosa phải đóng 1 số tiền vào quỹ bồi thường do 1 bên thứ 3 quản lý. Quỹ này phải tồn tại đủ lâu để bồi thường cho các thiệt hại phát sinh về sau. Ví dụ như nếu tốn 50 năm để xử lý và đánh giá thiệt hại thì quỹ này phải tồn tại 50 năm. Nếu thiếu Formosa phải đóng thêm. Nếu dư sau khi hoàn tất việc bồi thường và xử lý hậu quả thì trả lại cho Formosa. Số tiền ban đầu đóng vào quỹ có thể tham khảo các vụ thảm họa khác trên thế giới. Ví dụ như vụ tràn dầu của BP năm 2006, BP đóng vào quỹ bồi thường tính đến năm 2013 là 42.2 tỷ USD (đây chỉ là quỹ bồi thường cho đến năm 2013, ngoài ra BP còn đóng 2 khoảng phạt là 4.525 tỷ và 18.7 tỷ USD. Tính đến năm 2015, tổng tiền phạt và bồi thường của BP trong vụ này là 65.425 tỷ USD. BP có thể phải tiếp tục đóng tiền thêm vào quỹ bồi thường nếu có phát sinh thêm sau này). Formosa có hứa sẽ xử lý hậu quả nhưng nếu không có quỹ này thì đó chỉ là lời nói dối rẻ tiền.
  3. Phòng ngừa tái diễn: Formosa phải lắp đặt hệ thống xử lý đúng chuẩn trước khi được vận hành (chi phí khoảng 3 tỷ USD) và phải đóng vào quỹ dự phòng tương đương với số tiền của quỹ bồi thường và xử lý hậu quả trên phần (2) do 1 bên thứ 3 quản lý để khi có sự cố thì dùng quỹ này để xử lý. Khi Formosa đóng cửa, dọn dẹp hết dấu vết thì có thể lấy lại phần dư. Formosa có hứa sẽ không tái diễn, nhưng nếu không thực hiện 2 việc này thì đó chỉ là lời nói dối rẻ tiền. À không, chính xác là lời nói dối vô giá trị (có đồng nào đâu mà rẻ).

Thế Formosa không có đủ tiền để làm những chuyện này thì sao? Thì nó chứng tỏ đây là 1 dự án có giá trị âm, chi phí lớn hơn lợi ích, nếu thực hiện chỉ có hại mà thôi vậy thì làm làm gì?

Thế còn môi trường đầu tư thì sao? Tốt hơn chứ sao. Các dự án có giá trị âm khi tính đúng tính đủ sẽ không dám vào Việt Nam mà chỉ có những dự án đàng hoàng, mang lại giá trị thật sự mới vào Việt Nam.

Please ‘like’ the Facebook page and select ‘get notifications’ under the ‘liked’ button or subscribe to the mailing list to receive notifications of new posts.

Tôi có nên tham gia đầu tư tài chính?

by Nga Ho-Dac

Một số người không muốn tham gia thị trường tài chính vì nghĩ nó quá phức tạp và rủi ro (phần 1, phần 2, phần 3). Nhưng thật ra không tham gia thị trường tài chính cũng rủi ro, rủi ro đồng tiền mất giá hay còn gọi là lạm phát (inflation). Giả sử bạn có 100k, tỷ lệ lạm phát là 5%, sau 20 năm, 100k lúc đó chỉ còn sức mua tương đương với 100k*(1-0.05)20 = 35.85k so với hiện tại. Hay là bạn sẽ lỗ 64.15%. Để bảo toàn sức mua, bạn phải tham gia đầu tư với suất thu lợi lớn hơn lạm phát. Continue reading

Suất thu lợi: ai có thể làm tốt hơn khỉ?

khỉ đầu tưby Nga Ho-Dac

Một số khóa học đầu tư được quảng bá là sẽ giúp học viên làm giàu trong thời gian ngắn với những bí quyết đầu tư vào thị trường chứng khoán Hoa Kỳ siêu lợi nhuận. Sự thật như thế nào? Continue reading